Thứ Năm, 13 tháng 8, 2015

Ý nghĩa Tỳ hưu phong thủy mạ vàng

Theo truyền thuyết, Tỳ hưu là một loài mãnh thú hung mãnh nhưng nó lại mang nhiều ý nghĩa tốt lành. Tỳ Hưu có một điểm đặc biệt là không có hậu môn. Điều này hàm ý rằng: chỉ có “ăn” mà không có “nhả”. Truyền thuyết về Tỳ Hưu đã có từ thời xa xưa, dựa trên những truyền thuyết đó cho tới ngày nay, con người vẫn luôn tin vào những may mắn mà Tỳ Hưu đem lại. Nó trở thành con vật linh thiêng được nhiều người tôn sùng.


Đặc biệt, trong phong thủy thì Tỳ Hưu Phong Thủy mạ vàng có một ý nghĩa vô cùng lớn. Tỳ Hưu mạ vàng có tác dụng trấn nhà để tránh tà khí. Nên đặt Tỳ Hưu ở các hướng tốt trong nhà như: Sanh khí, Thiên y, Diên niên, Phục vị. Nhất là hướng “sanh khí”, thì Tỳ Hưu có thể làm cho vận mệnh các thành viên trong gia đình chuyển biến tốt, vận mệnh tốt được nâng cao, đuổi tà khí đi và có tác dụng trấn nhà, vì vậy Tỳ Hưu đã trở thành thần bảo vệ cho gia đình, bảo vệ sự bình yên cho ngôi nhà của ta.

Video hình ảnh chi tiết về Tỳ hưu phong thủy mạ vàng hút tài lộc, công danh:


Tỳ Hưu mạ vàng còn là quà tặng phong thủy có tác dụng hóa giải “Ngũ hoàng đại sát”. Ngũ hoàng đại sát là một sát tinh trong phong thủy, khi nó vào nhà thì tác dụng của nó thật vô cùng đáng sợ: mang đến những điều bất lợi cho những thành viên trong gia đình về sức khỏe và tài vận. Nếu ở phương vị ngũ hoàng đại sát bay đến, ta đặt hai con Tỳ Hưu phía sau cửa chính, đầu Tỳ Hưu hướng về phía trước, thì có thể hóa giải sát khí của ngũ hoàng đại sát.Tỳ Hưu khi đặt, đầu Tỳ Hưu phải hướng ra cửa chính, hoặc hướng ra cửa sổ để chiêu tài khí bốn phương.


tùy vào điều kiện kinh tế mà ta sắm cho mình những Tỳ Hưu khác nhau. Tỳ Hưu bây giờ được làm bằng nhiều vật liệu khác nhau: bằng đá, gỗ, ngọc, đồng…. và các sản phẩm rất đa dạng như: Tỳ Hưu đặt trước cửa nhà, hình Tỳ Hưu trên cổ, vòng tay, điện thoại… đều mang ý nghĩa đem lại may mắn, tài lộc và thuận lợi trong cuộc sống.

Đặc biệt màu sắc của Tỳ Hưu cũng mang những ý nghĩa khác nhau: màu đen, đỏ, vàng đem lại chiêu tài phát lộc, màu trắng bảo trợ sức khỏe, màu xanh đem đến may mắn thuận lợi trong con đường công danh, sự nghiệp

Đối với các doanh nhân thì nên sắm cho mình một Tỳ Hưu mạ vàng để trên bàn làm việc. Màu vàng sẽ đem lại chiêu tài phát lộc, may mắn trong kinh doanh.

Ngoài ra, bạn có thể tham khảo cách Khai quang, điểm nhãn Tỳ hưu phong thủy.


Minh Thắng/Mavang.vn

Thứ Tư, 12 tháng 8, 2015

Chùa Một Cột - Nguồn gốc lịch sử

Chùa Một Cột nằm trong quần thể của chùa Diên Hựu (kéo dài tuổi thọ) xây ở thôn Thanh Bảo, huyện Quảng Đức, phía tây hoàng thành Thăng Long đời nhà Lý, nay thuộc phố chùa Một Cột, quận Ba Đình, Hà Nội. Hình dáng của ngôi chùa này ngày nay là đã qua nhiều lần trùng tu vào đời nhà Lê và đời nhà Nguyễn.


Ngôi chùa được dựng lên trong giai đoạn đầu tiên bắt nguồn từ một giấc mơ. Tương truyền rằng: vào năm Kỷ Sửu, niên hiệu Sùng Hưng Đại Bảo thứ nhất (1049), vua Lý Thánh Tông nằm chiêm bao thấy Phật Quan Âm hiện ra, cầm tay nhà vua dẫn lên toà sen. Khi tỉnh dậy nhà vua đã đem toàn câu chuyện kể cho triều thần nghe. Có người cho là điềm không lành. Nhà sư Thiền Tuế được nhà vua triệu kiến vào kinh để hiểu thêm ý nghĩa. Nhà sư đã khuyên nên xây chùa ở trên cột đá giữa hồ làm toà sen thờ đức Quan Âm. Khi xây cất xong, nhà vua lại sai lập trai đàn chẩn tế để cầu cho nhà vua được sống lâu. Vì thế có tên là chùa Diên Hựu.

Năm 1105, vua Lý Nhân Tông ban sắc chỉ cho sửa chữa lại toàn bộ ngôi chùa này, trước sân lại còn cho xây thêm một bửu tháp theo mô hình kiến trúc Champa kiểu Po Nagar. Ba năm sau đó, Ỷ Lan Phu Nhân cũng cho đúc một quả chuông rất to, tương truyền là nặng đến một vạn hai nghìn cân. Chuông này có tên là Giác Thế Chung, ngụ ý là tiếng chuông sẽ thức tỉnh người trên cõi đời. Chuông này được liệt vào một trong “Tứ đại khí” trong thời bấy giờ. Nhưng sau khi hoàn thành thì chuông gióng lên không kêu liền cho đem bỏ ngoài ruộng, có nhiều rùa. Chuông có tên là chuông Quy Điền. Năm 1105 vua Lý Nhân Tông ngôi chùa này tu bổ đã cho xây 2 ngọn tháp chỏm trắng. Một số giả thuyết cho rằng chùa trước lớn hơn bây giờ, nhưng không có bằng chứng rõ ràng. Chùa xây trên trụ đá hình bát giác, mỗi cạnh có một khối gỗ chống từ cột lên xà ngang. Từ xà ngang hướng lên phía trên có 8 cột chống.


Quy mô chùa Một Cột vào thế kỷ XII to lớn, lộng lẫy hơn như hiện nay rất nhiều. Văn bia tháp Sùng Thiện Diên Linh chủa Long Đọi (Nam Hà), dựng vào muà thu năm 1121, mười sáu năm sau khi chùa mới hoàn thành, đã cung cấp cho ta hình ảnh chân thực về ngôi chùa Một Cột đời Lý như sau: “Lòng sùng kính đức Phật, dốc lòng mộ đạo nhân quả, hướng về vườn Tây Cấm nổi danh, xây ngôi chùa Diên Hựu. Theo dấu vết chùa cũ, cùng với ý mới của nhà vua (Lý Nhân Tông). Sáng “Đào hồ thơm Linh Chiểu, giữa hồ vọt lên một cột đá, đỉnh cột nở đoá sen nghìn cánh, trên bông sen đứng vững toà điện màu xanh, trong điện đặt pho tượng vàng nhân đức, vòng quanh hồ là hai dãy hành lang; lại đào ao Bích Trì, mỗi bên đều bắc cầu vồng để đi qua. Phía sân cầu đằng trước hai bên tả hữu, xây bảo tháp lưu ly. Hàng tháng, vào sớm ngày mồng một (ngày sóc), hằng năm theo dịp du xuân, nhà vua ngồi xe ngọc, đến chùa mở tiệc chay, làm lễ dâng hương hoa, cầu cho ngôi báu lâu dài, bày chậu thau làm lễ mộc dục (tắm Phật). Trang sức pho tượng tinh tế, biểu lộ tướng mạo của năm loại chúng sinh...”


Qua văn bia mô tả như đoạn trên, cho thấy rõ là Liên Hoa Đào đời nhà Lý to hơn chùa ngày nay gấp bội. Thậm chí ngôi chùa này đời nhà Trần cũng không còn là dáng dấp của đời Lý nữa. Đại Việt Sử Ký Toàn Thư chép lại - năm 1249 - rằng: “Mùa xuân, tháng giêng, đã sửa chữa lại chùa Diên Hựu, xuống chiếu vẫn làm ở nền cũ”. Chùa đã qua nhiều đột trùng tu. Đợt sử chữa lớn nhất vào năm Thiên Ứng Chính Bình thứ XVIII (1249) gần như làm lại toàn bộ. Vào đời Lê triều đình cũng nhiều lần cho tu sửa, lại thu nhỏ kích thước đài sen và cột đá. Năm 1838, tổng đốc Hà Nội Đặng Văn Hoà tổ chức quyên góp thập phương sửa chữa điện đường, hành lang tả hữu, gác chuông, cửa tam quan. Năm 1852, bố chính Thất Thất Giao xin đúc chuông mới. Năm 1864, tổng đốc Tôn Thất Hàm hưng công trùng tu, làm sàn gỗ bát giác để đỡ toà sen, chạm trỗ thêm công phu tráng lệ. Cũng cần nhắc thêm rằng vào năm 1954, trước khi rời khỏi Hà Nội, quân Pháp đã cho đặt mìn phá đổ. Năm 1956, chùa được sửa lại, theo kiểu mẫu cũ để lại đời Nguyễn.

Xem Video chi tiết về hình ảnh Chùa Một Cột mạ vàng:


Ngoài ra, bạn có thể tham khảo thêm Biểu tượng Trống Đồng Đông Sơn.


Minh Thắng/Mavang.vn

Thứ Ba, 11 tháng 8, 2015

Lịch sử Trống Đồng Việt Nam

Trống Đồng Việt Nam phân bố ở nhiều nơi trên đất nước ta, từ Sơn La, Lai Châu, Cao Bằng, Lạng Sơn... đến Thanh Hóa, Nghệ An, Đồng Nai, Sông Bé, Khánh Hòa, Vũng Tàu... vào tận vùng hải đảo xa xôi Phú Quốc.


Ngoài ra, bằng con đường giao lưu văn hóa hoặc trao đổi, trống đồng Việt Nam vượt biên giới đến những nước lân cận trong khu vực Đông Nam Á như Indonesia, Thailand, Malaysia..

Trống đồng Việt Namcó nhiều loại hình, nhưng tất cả khởi nguồn từ trống đồng đông sơn mà đỉnh cao là sự hoàn thiện kỹ thuật chế tạo là trống đồng Ngọc Lũ. Trống đồng Việt Nam có niên đại khởi đầu khoảng thiên niên kỷ I trước Công nguyên cho đến một vài thế kỷ sau công nguyên. Nó là sản phẩm đầy trí tuệ của người Việt cổ, cộng đồng cư dân đã chinh phục vùng đồng bằng sông Hồng, sông Mã, một vùng đất chứa nhiều sản vật thiên nhiên nhưng cũng đầy thử thách. Tổ tiên ta đã vượt lên những khắc nghiệt của thiên nhiên bằng sự dũng cảm, thông minh và sáng tạo hiếm có đã tạo nên kỹ thuật luyện kim đồng thau bản địa, nền văn hóa đồng thau vào loại bậc nhất Đông Nam Á.


Trống Đồng là biểu hiện tập trung nhất những thành tựu trong sinh hoạt kinh tế, văn hóa, xã hội và quyền uy của một nhà nước được xác lập đầu tiên trên đất nước ta - Nhà Nước Hùng Vương. Trống đồng và những hình khắc họa trên trống đã giúp chúng ta ngày nay hình dung được đôi nét về cuộc sống của người Việt cổ ở thời xa xưa ấy. Hoa văn trên trống đồng có nhiều loại, kiểu bố trí hợp lý trên các phần mặt, tang và thân trống. Nó được các nhà nghiên cứu tìm hiểu, phân tích để làm một trong những cơ sở khoa học trong phân loại trống và khắc họa những nét sinh hoạt kinh tế, xã hội, văn hóa Đông Sơn thời bấy giờ.

Xem Video chi tiết về hình ảnh trống đồng mạ vàng:


Ngoài ra, bạn có thể tham khảo thêm Khuê Văn Các biểu tượng của thủ đô Hà Nội


Minh Thắng/Mavang.vn

Thứ Hai, 10 tháng 8, 2015

Biểu tượng Khuê văn Các mạ vàng quà tặng ý nghĩa

Khuê Văn Các mạ vàng là món quà tặng độc đáo để tặng cho đối tác, bạn bè, du khách Quốc tế khi đến Việt Nam. Biểu tượng Khuê Văn Các là niềm tự hào của Hà Nội, của biểu tượng nền giáo dục Văn Hiến ngàn năm.


Khuê Văn Các (Gác văn sao Khuê) là biểu tượng văn hóa của Thăng Long – Hà Nội từ nhiều đời nay, nó là biểu tượng đỉnh cao của trí tuệ, là sự khái quát, sự khẳng định chân lý “Hiền tài là nguyên khí của quốc gia”, nên nhìn vào đó, mỗi con người dường như thấy mình cần phải có trách nhiệm trau dồi kiến thức, trí tuệ, văn hóa để gìn giữ, phát huy những giá trị tốt đẹp mà ông cha ta để lại.

Khuê Văn Các có kiến trúc dạng cổ lầu, tầng gác bên trên là những kết cấu bằng gỗ, bốn góc có hàng lan can bằng gỗ tiện, mái ngói được nâng bởi những giá gỗ đơn giản, vững chắc mà thanh thoát, mái mỗi bề xếp thành hai lớp tạo nên một đài tháp tám mái gồm bốn mái thượng và bốn mái hạ, bốn mặt gác đều có cửa sổ hình mặt trời với kích thước hài hòa, cân xứng, với những song gỗ tỏa đều như những tia nắng chiếu lên bề mặt địa cầu mà giếng vuông Thiên Quang là biểu tượng



Toàn bộ các sản phẩm quà tặng mạ vàng của VinaTAB sau khi mạ vàng đều được phủ một lớp Nano giúp cho bề mặt có độ bền cao, tránh các tác động cơ học làm mòn lớp vàng bề mặt.


Thông số Khuê Văn Các mạ vàng:

- Kích thước: Chiều cao 14 cm

– Chất liệu đúc: Đồng nguyên chất.

- Chân đế: 13.5×13.5×3.8 (dxrxh)

– Chất liệu bề mặt: Phủ vàng ròng

– Xuất xứ: Công ty CP VinaTAB

- Thương hiệu: Karalux


Khách hàng có thể tham khảo Quà tặng cao cấp, quà tặng du khách Quốc tế tại website: Karalux.vn để có thể lựa chọn những quà tặng độc, ý nghĩa khác cho bạn bè, người thân hoặc liên hệ với đội ngũ tư vấn để biết thêm thông tin chi tiết.



LIÊN HỆ MUA  KHUÊ VĂN CÁC  MẠ VÀNG:

Hotline: 19006479
Ngoài giờ hành chính: 0902.316. 316/ 090.373.6789/ 0938 863 863
Website: http:// karalux.vn / Email: Tuvan@mavang.vn
Fanpage: https://www.facebook.com/MaVang.vn